Khi chọn lựa thang máy gia đình, ngoài những đặc điểm như giá cả, nguồn gốc, mẫu mã hay thiết kế,… thì bạn cũng cần lưu ý đến các vấn đề về thông số kỹ thuật thang máy. Vì thế nên hãy cùng Benelifts Asia điểm qua một vài thông số kỹ thuật quan trọng mà bạn cần quan tâm khi thi công thang máy nhé!
1. Tải trọng
Tải trọng là khối lượng lớn nhất mà thang máy có thể chuyên chở trong 1 lần. Có thể nói, tải trọng thang máy gia đình là yếu tố đầu tiên quyết định đến sự lựa chọn của khách hàng. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà sẽ có các mức tải trọng phù hợp giúp hài hòa không gian, tiết kiệm diện tích cũng như chi phí. Mức tải trọng tăng dần sẽ giúp vận chuyển được nhiều người hơn, nhưng đồng thời cũng chiếm nhiều diện tích và chi phí cũng cao hơn.
Thang máy gia đình cũng có nhiều mức tải trọng cũng không kém phần đa dạng so với các loại thang máy khác. Thông thường, sẽ có từng mức tải trọng tiêu chuẩn bao gồm: 200kg, 300kg, 400kg, và 500kg. Tùy vào quy mô công trình như biệt thự gia đình, chung cư mini hay khách sạn nhỏ,… mà chủ đầu tư có thể cân nhắc để lựa chọn cho phù hợp.
Tải trọng thang máy là khối lượng tối đa mà thang máy có thể chứa được
2. Kích thước cabin và thông thủy hố thang
Cabin là khoảng không gian cho khách hàng sử dụng trong quá trình di chuyển, thông thủy hố thang là phần diện tích lọt lòng thực tế cần sử dụng để lắp đặt thang. Với những ngôi nhà có diện tích mặt sàn hạn chế, đây sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng khi gia chủ tính toán, lựa chọn kích thước cabin thang máy theo nhu cầu sử dụng mà vẫn đảm bảo thông thủy hố thang hợp lý.
Thang máy Elux Tubo có kích thước thông thuỷ nhỏ cùng với cabin chiếm hơn 80% diện tích thang máy
3. Chiều sâu hố thang (Hố PIT)
Hố pit thang máy là phần dưới cùng của hố thang, được đào xuống mặt đất nhằm chống đỡ và đảm bảo thang di chuyển một cách cố định theo phương thẳng đứng. Ở một số loại thang máy gia đình đây còn là nơi để đặt các thiết bị vận hành, hệ thống điện,... Hầu hết các dòng thang trên thị trường yêu cầu độ sâu hố pit tối thiểu 600mm, vì vậy việc đào hố pit là một công việc khó khăn và tốn nhiều chi phí khi phải tính đến phần móng nhà bên dưới.
Với các công trình chưa xây dựng, việc lắp đặt thang máy gia đình sẽ khá đơn giản vì có thể thiết kế hố pit ngay từ đầu. Tuy nhiên với các công trình nhà ở đã hoàn thành sẽ phải tính toán tỉ mỉ để không ảnh hưởng tới cấu trúc ngôi nhà.Giải pháp thang máy gia đình đến từ Benelifts không cần đào hố pit hoặc hố pit rất nông (tối đa chỉ 120mm) giúp giảm chi phí xây dựng và hạn chế phá vỡ cấu trúc móng nhà.
Chiều sâu hố PIT là nỗi lo của nhiều công trình
4. Chiều cao tầng OH
Chiều cao OH là một phần của hố thang, tính từ mặt sàn tầng trên cùng của cửa thang xuống mặt sàn phòng máy. Tầng trên cùng thường phải được thiết kế cao hơn các tầng khác bởi khi thang máy đến điểm dừng trên cùng thì cần một khoảng không đủ để chứa các thiết bị đặt trên nóc cabin. Qua đó, giúp cabin đảm bảo an toàn khi vượt tốc cũng như có một khoảng không nhất định để phục vụ công tác kỹ thuật. Chiều cao OH lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào loại thang máy, công nghệ và vị trí lắp đặt của thang. Các mẫu thang máy gia đình trên thị trường hiện nay thường yêu cầu chiều cao tầng OH tối thiểu 3800 - 4500mm. Đối với thang máy Benelifts, chiều cao tầng OH tối thiểu chỉ cần từ 3100mm.
Hãy liên hệ ngay Benelifts nếu bạn cần thêm thông tin về thông số kỹ thuật của các dòng thang máy gia đình đến từ Benelifts cũng như đặt hàng sản phẩm theo thông tin dưới đây:
Địa chỉ: 22 Trần Quang Diệu, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: (+84) 908 517 885
Email: info@benelifts.asia